Hotline: 1900 63 67 69
Tài chính tiêu dùng sẽ sớm lấy lại được tốc độ tăng trưởng cao
04/06/2020
Hoạt động cho vay tiêu dùng có dấu hiệu hồi phục trở lại từ tháng 5/2020, tiềm năng dài hạn của thị trường cũng được dự báo rất khả quan. Song bối cảnh kinh tế và thói quen của người tiêu dùng đang dần thay đổi, đòi hỏi các công ty tài chính tiêu dùng cũng phải chuyển đổi mạnh mẽ.
Thị trường dần hồi phục, công ty tài chính tiêu dùng cần rà soát, điều chỉnh chiến lược kinh doanh
Phát biểu tại toạ đàm “Tái khởi động nền kinh tế - Cơ hội cho tài chính tiêu dùng” do Báo Đầu tư tổ chức vào cuối tháng 5/2020 vừa qua, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, tiềm năng tăng trưởng của thị trường Tài chính tiêu dùng (TCTD) vẫn còn rất lớn, bởi tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ở Việt Nam mới đạt khoảng 11,4%.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tính đến tháng 3/2020, dư nợ tín dụng tiêu dùng của cả nước khoảng 1,7 triệu tỷ đồng, chiếm 20,44% tổng dư nợ cả nền kinh tế. Nếu bóc tách tín dụng vay mua nhà, sửa nhà, thì tín dụng tiêu dùng mới chiếm hơn 12% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Trong 3 tháng đầu năm, tín dụng tiêu dùng chỉ tăng 0,26%, thấp hơn nhiều năm trước.
Hiện tại, trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng, dư nợ của các công ty tài chính chỉ chiếm 7,7%. Tuy nhiên, khối công ty này có sản phẩm - dịch vụ tài chính tiêu dùng tương đối đa dạng, bao phủ phần lớn nhu cầu tiêu dùng, từ cho vay tiền mặt, cho vay mua đồ gia dụng, thiết bị điện tử, cho vay mua xe máy đến cho vay mua thẻ tập thể dục, học ngoại ngữ, tiệc cưới, hay du lịch, thậm chí phát hành thẻ tín dụng…
Bàn thêm về cơ sở cho TCTD phát triển, một chuyên gia cho biết, các công ty TCTD cũng cần rà soát, điều chỉnh chiến lược kinh doanh; phát triển mô hình kinh doanh mới phù hợp với xu hướng thị trường sau dịch bệnh; Tăng cường nền tảng công nghệ phục vụ cho vay tiêu dùng, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, qua đó tăng sức cạnh tranh so với các mô hình kinh doanh mới (Fintech, cho vay ngang hàng…); Tham gia đẩy mạnh giáo dục tài chính cho người tiêu dùng và thực hiện tốt hơn việc minh bạch thông tin cho khách hàng…
Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng - NHNN nhìn nhận, để tái khởi động nền kinh tế, thúc đẩy TCTD phát triển, cần khẩn trương chi hỗ trợ 62 ngàn tỷ cứu trợ người mất việc, nghèo khó duy trì cuộc sống; giải ngân gói 16 ngàn tỷ đồng 0% lãi suất từ VBSP đối với doanh nghiệp để trả lương. Bên cạnh đó, cần “kích cầu tạo việc làm có thu nhập từ chi tiêu công 700 ngàn tỷ đồng (nút thắt chính là thủ tục hành chính); cho vay tiêu dùng với món nhỏ, lãi suất hợp lý, thời gian trả nợ cần kéo dài hơn so trước kia. Đặc biệt, cần tăng cường giáo dục tài chính cá nhân cho người lao động là yêu cầu ko thể thiếu; công bố điểm tín dụng cá nhân cho bản thân họ; tích hợp các yếu tố tính điểm chuẩn để gia tăng trách nhiệm người vay không vay bằng mọi giá; chấn chỉnh hoạt động cho vay cầm đồ; xử lý tội cho vay nặng lãi; bắt buộc gỡ các App cho vay bất hợp pháp, truy tìm xử lý loại công ty ma này…
Rủi ro từ dịch COVID-19 tác động lên tất cả các nhóm khách hàng
Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương nhận định, một trong những lợi thế lớn nhất của cho vay tiêu dùng đó là quy mô khách hàng lớn, giá trị các khoản vay nhỏ do đó rủi ro của một nhóm khách hàng có thể được bù đắp bởi rủi ro của các nhóm khách hàng khác. Tuy nhiên, rủi ro từ dịch COVID-19 có tác động đồng loạt lên tất cả các nhóm khách hàng, ảnh hưởng đến nhu cầu cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, có trường hợp những người đi vay tiêu dùng có khả năng trả nợ nhưng nhân dịp có lý do tác động của dịch COVID-19 tìm cách giãn nợ, hoãn nợ… Điều này làm cho tác động của dịch COVID-19 đối với các doanh nghiệp cho vay tiêu dùng sẽ lớn hơn.
Với thực trạng nêu trên, các công ty tài chính mong muốn NHNN có nhiều chế tài pháp lý chặt chẽ hơn nữa đối với các khách hàng không trả nợ đúng hạn để các công ty tài chính có thể xây dựng các phương án thu hồi nợ toàn diện và hiệu quả hơn nữa. Luật pháp cần bảo vệ người bị hại không chỉ là người đi vay mà còn là người cho vay – tức các tổ chức tín dụng trong trường hợp người đi vay vi phạm quy định.
Tại Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit), khách hàng có thể lựa chọn các khoản vay tiền ưu việt thông qua hai nhóm sản phẩm là cho vay tiền mặt (khoản vay từ 10 triệu đồng tới tối đa 70 triệu đồng) và cho vay mua hàng trả góp với 70 sản phẩm con khác nhau (khoản vay tối đa 100 triệu đồng), đảm bảo phù hợp với nhu cầu vay tiền của từng khách hàng. Để tìm hiểu thêm về mạng lưới các điểm tư vấn bán hàng và sản phẩm, dịch vụ của Mcredit, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Phòng Dịch vụ khách hàng – Mcredit:
Hotline: 1900 63 67 69 - Website: www.www.gdchuangfu.com - Fanpage: Mcredit Vietnam
Phát biểu tại toạ đàm “Tái khởi động nền kinh tế - Cơ hội cho tài chính tiêu dùng” do Báo Đầu tư tổ chức vào cuối tháng 5/2020 vừa qua, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho biết, tiềm năng tăng trưởng của thị trường Tài chính tiêu dùng (TCTD) vẫn còn rất lớn, bởi tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ở Việt Nam mới đạt khoảng 11,4%.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tính đến tháng 3/2020, dư nợ tín dụng tiêu dùng của cả nước khoảng 1,7 triệu tỷ đồng, chiếm 20,44% tổng dư nợ cả nền kinh tế. Nếu bóc tách tín dụng vay mua nhà, sửa nhà, thì tín dụng tiêu dùng mới chiếm hơn 12% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Trong 3 tháng đầu năm, tín dụng tiêu dùng chỉ tăng 0,26%, thấp hơn nhiều năm trước.
Hiện tại, trong tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng, dư nợ của các công ty tài chính chỉ chiếm 7,7%. Tuy nhiên, khối công ty này có sản phẩm - dịch vụ tài chính tiêu dùng tương đối đa dạng, bao phủ phần lớn nhu cầu tiêu dùng, từ cho vay tiền mặt, cho vay mua đồ gia dụng, thiết bị điện tử, cho vay mua xe máy đến cho vay mua thẻ tập thể dục, học ngoại ngữ, tiệc cưới, hay du lịch, thậm chí phát hành thẻ tín dụng…

Bàn thêm về cơ sở cho TCTD phát triển, một chuyên gia cho biết, các công ty TCTD cũng cần rà soát, điều chỉnh chiến lược kinh doanh; phát triển mô hình kinh doanh mới phù hợp với xu hướng thị trường sau dịch bệnh; Tăng cường nền tảng công nghệ phục vụ cho vay tiêu dùng, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, qua đó tăng sức cạnh tranh so với các mô hình kinh doanh mới (Fintech, cho vay ngang hàng…); Tham gia đẩy mạnh giáo dục tài chính cho người tiêu dùng và thực hiện tốt hơn việc minh bạch thông tin cho khách hàng…
Ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng - NHNN nhìn nhận, để tái khởi động nền kinh tế, thúc đẩy TCTD phát triển, cần khẩn trương chi hỗ trợ 62 ngàn tỷ cứu trợ người mất việc, nghèo khó duy trì cuộc sống; giải ngân gói 16 ngàn tỷ đồng 0% lãi suất từ VBSP đối với doanh nghiệp để trả lương. Bên cạnh đó, cần “kích cầu tạo việc làm có thu nhập từ chi tiêu công 700 ngàn tỷ đồng (nút thắt chính là thủ tục hành chính); cho vay tiêu dùng với món nhỏ, lãi suất hợp lý, thời gian trả nợ cần kéo dài hơn so trước kia. Đặc biệt, cần tăng cường giáo dục tài chính cá nhân cho người lao động là yêu cầu ko thể thiếu; công bố điểm tín dụng cá nhân cho bản thân họ; tích hợp các yếu tố tính điểm chuẩn để gia tăng trách nhiệm người vay không vay bằng mọi giá; chấn chỉnh hoạt động cho vay cầm đồ; xử lý tội cho vay nặng lãi; bắt buộc gỡ các App cho vay bất hợp pháp, truy tìm xử lý loại công ty ma này…
Rủi ro từ dịch COVID-19 tác động lên tất cả các nhóm khách hàng
Ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương nhận định, một trong những lợi thế lớn nhất của cho vay tiêu dùng đó là quy mô khách hàng lớn, giá trị các khoản vay nhỏ do đó rủi ro của một nhóm khách hàng có thể được bù đắp bởi rủi ro của các nhóm khách hàng khác. Tuy nhiên, rủi ro từ dịch COVID-19 có tác động đồng loạt lên tất cả các nhóm khách hàng, ảnh hưởng đến nhu cầu cho vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, có trường hợp những người đi vay tiêu dùng có khả năng trả nợ nhưng nhân dịp có lý do tác động của dịch COVID-19 tìm cách giãn nợ, hoãn nợ… Điều này làm cho tác động của dịch COVID-19 đối với các doanh nghiệp cho vay tiêu dùng sẽ lớn hơn.
Với thực trạng nêu trên, các công ty tài chính mong muốn NHNN có nhiều chế tài pháp lý chặt chẽ hơn nữa đối với các khách hàng không trả nợ đúng hạn để các công ty tài chính có thể xây dựng các phương án thu hồi nợ toàn diện và hiệu quả hơn nữa. Luật pháp cần bảo vệ người bị hại không chỉ là người đi vay mà còn là người cho vay – tức các tổ chức tín dụng trong trường hợp người đi vay vi phạm quy định.
Tại Công ty tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit), khách hàng có thể lựa chọn các khoản vay tiền ưu việt thông qua hai nhóm sản phẩm là cho vay tiền mặt (khoản vay từ 10 triệu đồng tới tối đa 70 triệu đồng) và cho vay mua hàng trả góp với 70 sản phẩm con khác nhau (khoản vay tối đa 100 triệu đồng), đảm bảo phù hợp với nhu cầu vay tiền của từng khách hàng. Để tìm hiểu thêm về mạng lưới các điểm tư vấn bán hàng và sản phẩm, dịch vụ của Mcredit, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Phòng Dịch vụ khách hàng – Mcredit:
Hotline: 1900 63 67 69 - Website: www.www.gdchuangfu.com - Fanpage: Mcredit Vietnam
(Mcredit tổng hợp)